Facebook Chat

Bếp Siêu Rẻ - Since 1995

0865 857 839 -  24/7

Hạnh phúc bình yên| Hạnh Phúc Gia Đình

Đăng bởi Đỗ Loan

Xem nhanh

    Bố mẹ tôi lấy nhau vì mối quan hệ thân thiết của ông nội và ông ngoại (hai ông là bạn làm ăn kinh doanh với nhau). Sau khi cưới, bố tôi dẫn mẹ vào Nam để sinh sống và lập nghiệp. Tính cách của hai người khá là trái ngược nhau. Bố tôi là người đàn ông gia trưởng, mọi công việc đều được tính toán cặn kẽ và thực hiện tỉ mỉ. Mẹ tôi lại là một cô quê hiền lành chân chất, chưa va chạm cuộc sống nên chỉ biết “xuất giá tòng phu”. Kinh tế nhà tôi lúc đó cũng đủ ăn. 

    Rồi biết cố xảy ra với nhà tôi khi cả khu đều bị cháy lớn do sự cố. Nhà chúng tôi chỉ kịp chạy thoát thân, còn mọi thứ tư trang đều được chôn vùi trong biển lửa. Chị gái tôi khi được bốn tuổi thì mất do bệnh tiêu chảy kèm sốt ác tính. Sau đó, tôi mới được sinh ra đời vào ba năm sau. 

    Vẫn vào những năm giải phóng đất nước, bao nhiêu khó khăn không thể kể hết thành lời. Chỉ nhớ rằng, những ngày tem phiếu khó khăn, sinh hoạt phải tiết kiệm từng chút, chúng tôi đi học với bữa sáng là cơm trắng với ít đậu phộng rang cùng chén nước mắm chan, lâu lâu thêm được cái trứng luộc dầm… Tối về lại phụ bố mẹ bán hàng kiếm tiền để nuôi gia đình. Chúng tôi ý thức được cuộc sống khó khăn nên ai cũng tự lo cho mình, học hành chăm chỉ.

    Hạnh phúc bình yên

    >>Xem thêm: Những cô gái có năng lượng tích cực thì luôn luôn rực rỡ

    Sống với nhau lâu nên bố mẹ tôi có tình cảm sâu đậm mà bình dị. Một tình yêu gắn liền với trách nhiệm và sự thủy chung. Bố tôi phụ trách đào tạo an toàn điện cho công nhân kỹ thuật các trạm điện nên ông thường xuyên đi công tác. Thuở nhỏ, tôi là đứa con gái được bố cưng nhất! Thỉnh thoảng đi công tác ông mang tôi theo đi chơi. Đà Lạt, Phan Rang, Tháp Chàm, Hà Nội, Campuchia,... tôi theo bố đi gần hết các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ. 

    Mẹ tôi thừa hưởng sự phúc hậu, dịu dàng của bà ngoại, nên gia đình khá là êm ấm - dù bố khó tính cực kỳ. Trong ký ức của tôi, những lần giận bố tôi là mẹ lại dẫn hai chị em tôi đi chơi lang thang, đi dạo chợ cả buổi trời. Rồi chiều về mẹ lại lục đục chuẩn bị sẵn mâm cơm nước tươm tất cho bố và hai anh về ăn... Nên mọi chuyện cứ thế êm đềm trôi qua.

    Một thời thơ bé của anh em tôi ấm êm trong tình thương của bố mẹ. Những đợt thi cuối cấp, dù bận rộn công việc, bố đều sắp xếp nghỉ làm chở tôi và cả hai anh đi thi, rồi đứng ngoài chờ hết giờ để trở về. Có thể nói, những dấu mốc quan trọng của chúng tôi đều có dấu chân của bố mẹ ở bên.

    Theo thời gian, lần lượt bốn đứa con lớn lên, tất cả được vào học trường chuyên rồi vào đại học. Anh cả vào Bách khoa. Anh hai học Y. Giai đoạn tôi chuẩn bị thi đại học, anh ba chuẩn bị bảo vệ luận văn tốt nghiệp thì gia đình trải qua một biến cố lớn. Anh hai tôi vì bị bệnh mà mất, dở dang bao ước nguyện của gia đình, dở dang giấc mơ thành bác sĩ chữa bệnh cho mẹ của anh... Lần đầu tiên tôi nhìn thấy người đàn ông khóc! Những giọt nước mắt bố rơi lặng lẽ... có khi còn đau hơn tiếng khóc cả vạn lần! 

    Rồi các con lần lượt có gia đình, bố tỉ mỉ chuẩn bị mọi thứ chu đáo. Con gái xuất giá về nhà chồng, nhưng bất cứ khi nào có việc, bố vẫn luôn có mặt hỗ trợ giúp đỡ khi cần thiết.

    Khi con trở dạ sinh con đầu tiên, dù lúc đó đã nửa đêm, bố vẫn vào bệnh viện san sẻ lo lắng và những đau đớn con gái lần đầu trải qua. Hai tháng về ở nhà bố mẹ sau khi sinh, ông ngoại đều đặn hàng ngày 7g30 sáng ẵm cháu lên sân thượng phơi nắng. 

    Bố luôn căn dặn, khi con cháu đau ốm phải vào bệnh viện, hay cần đưa đón cháu đi học,... cứ gọi ông bất cứ khi nào nếu nhà không có ai. Và dù sáng sớm hay nửa đêm, bố đều có mặt khi các con cần.

    Bối tôi rất khó tính, khó tính đến mức khó chịu mà mẹ cứ lâu lâu lại gọi điện thoại than thở với con gái này nọ, nọ kia...Nhưng khi mẹ tôi đau yếu, ông là người chở mẹ tôi đi khám bệnh. Khi mẹ tôi nằm viện, ông là người túc trực thường xuyên vì các con đứa đi làm, đứa ở xa... Ông cẩn thận sắp xếp Hồ sơ bệnh án của mẹ, đánh dấu thứ tự ngày tháng kỹ lưỡng đến nỗi bác sĩ cũng phải khen. Còn khi ông có bệnh, ông không nói ai biết, tự mình đi khám bệnh. Khi cần phải nhập viện, ông âm thầm sắp xếp, chu đáo dặn dò con cái đứa nào ở nhà với mẹ, đứa nào lên bệnh viện cùng ông...

    Rồi một ngày, mẹ tôi bị hội chứng “suy giảm trí tuệ tuổi già”, bà giống như một em bé cần chăm sóc 24/7. Bó tôi vẫn dịu dàng ở bên. Mẹ tôi dù không kiểm soát hết các hành động, lời nói, có khi chẳng chịu theo đứa con nào hết nhưng bà luôn đi theo bố tôi, lúc nào cũng nắm chặt tay bố lúc ở nhà hoặc mỗi khi bố dẫn mẹ đi dạo. Bố tôi cũng sẽ là người túc trực, chăm sóc mẹ tôi từ miếng ăn giấc ngủ, thuốc men…

    hạnh phúc bình yên

    Đôi lúc, tôi cũng tự hỏi mình, rốt cuộc bố mẹ tôi như thế có gọi là hạnh phúc không?!

    Tôi cũng không biết nữa! Trong khi những người trẻ như tôi vẫn còn loay hoay viết cho riêng mình chữ "TÌNH" mãi chưa được chuẩn nét. Thì những người lớn tuổi như Ba Má tôi đã cùng nhau khắc nên chữ "NGHĨA" sâu sắc vẹn tròn.

    Bởi vì đến tận cùng, lời hứa "đầu bạc răng long", "sông cạn đá mòn" nào ý nghĩa nữa khi tận cuối đời, hạnh phúc giản dị chỉ cần hai người còn nắm được tay nhau, nâng đỡ khi ốm đau, bệnh tật, chăm sóc nhau tuổi già...

    Điều cuối cùng còn lại?!

    Năm mươi năm là bao lâu, tôi cũng không biết nữa. Dằng dặc xa hay chỉ là chớp mắt, là vô hạn hay chỉ như gió thoảng qua, chắc là tùy vào cách mà mỗi người nhìn lại.

    “Suy cho cùng trong cõi đời này, vạn sự phù hoa cũng không bằng có một người song hành bên cạnh.

    Suy cho cùng trong cõi đời này, vạn sự thành bại cũng không bằng có một người kế bên.

    Suy cho cùng trong cõi đời này, vạn sự hợp tan cũng không bằng cuối đường còn nhau…”

    >>Xem thêm: Nụ cười tạo nên sự hấp dẫn ở một người phụ nữ

    Tags :

    ĐĂNG KÝ NHẬN DỊCH VỤ

    Cam kết mọi thông tin của bạn sẽ được bảo mật

    Sản phẩm liên quan

    Sản phẩm bán chạy

    X
    Bếp Siêu Rẻ - Since 1995
    Chào mừng
    Gửi
    Đóng
    Liên hệ với chúng tôi !