Có lẽ, nhiều trẻ con hiện giờ không còn biết bánh phục linh là bánh gì? Tuy nhiên, món bánh này lại có một ý nghĩa tuổi thơ vô cùng lớn đối với đám trẻ ngày xưa, khi mà lúc nào cũng hóng mẹ đi về, có mua bánh phục linh về làm quà cho mình không. Vậy bạn đã hiểu rõ bánh phục linh có ý nghĩa gì chưa? Tìm hiểu ngay trong bài viết chi tiết dưới đây nhé!
1. Bánh phục linh là gì?
Bánh phục linh là đặc sản có nhiều ở miền Tây, và bắt nguồn chính là ở tỉnh Quảng Ngãi. Bánh có cái tên "Phục Linh" rất mỹ miều, chắc do đó mà hình dáng của bánh trông cũng rất đẹp.
Thông thường, bánh Phục Linh có màu trắng, hoặc có thể biết tấu thêm lá dứa để tạo màu xanh hoặc thêm củ dền để tạo màu hồng, thêm nghệ để tạo màu vàng,...
Bánh Phục Linh được làm từ bột năng, bột mì, nước cốt dừa, đường và thêm tí củ quả để tạo màu. Đấy, chỉ có mấy nguyên liệu quen thuộc đấy thôi mà có thể tạo ra được một món bánh có mùi thơm ngậy, ăn ngon mềm đến thế.
Tuy nhiên, nói thì đơn giản là vậy, nhưng để làm sao bánh ăn ngon mà màu hiện lên tươi, đẹp mắt như thế thì phải nhờ vào bàn tay khéo léo của người làm bánh, tạo lên được cái hồn của bánh.
>> Xem thêm: Cách làm bánh phục linh bằng sữa tươi
2. Bánh phục linh có bao nhiêu calo?
Bánh phục linh thường được ăn kèm với trà. Nhấm nháp một chút bánh rồi uống một ngụm trà là tuyệt vời nhất. Trà lài thơm hoặc trà sen thanh vị kết hợp với mùi lá dứa của bánh chính là một loại hương vị khó quên trong lòng mỗi người.
Căn cứ theo thành phần nguyên liệu làm bánh phục linh, bên trong mỗi chiếc bánh Phục Linh kích thước bình thường (120g) sẽ chứa khoảng 476 calo. Với lượng calo như vậy, bạn có thể coi bánh phục linh như một bữa phụ bổ sung năng lượng cho mình mỗi buổi chiều.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều bánh phục linh cùng lúc, sẽ có nguy cơ năng lượng cung cấp cho cơ thể bị thừa, và dẫn đến hiện tượng béo phì của cơ thể đó nhé.
3. Bánh phục linh có phải bánh in không?
Nhiều người có cùng thắc mắc là, bánh phục linh có phải là bánh in hay không? Bếp Siêu Rẻ xin trả lời là, bánh phục linh và bánh in là hai loại bánh hoàn toàn khác nhau.
Bánh Phục Linh và bánh In đều là loại bánh được làm từ bột. Tuy nhiên, bánh Phục Linh chỉ có bột không, còn bánh In có nhân bên trong được làm từ đậu xanh, được xuất xứ Huế.
Vì vậy, bánh In và bánh Phục Linh có màu sắc và hình dáng tương tự nhau nhưng là hai loại bánh hoàn toàn khác nhau đó nhé.
4. Bánh phục linh để được bao lâu?
Khi bạn làm bánh với số lượng nhiều và muốn để trong dài ngày thì không nên cho nước dừa vào trong quá trình làm bánh, dẫn đến bánh dễ bị chua.
Để bánh bảo quản được lâu hơn sau khi lấy ra khỏi khuôn thì bạn có thể cho bánh vào lò nướng để nướng. Còn nếu bạn ăn bánh luôn trong ngày thì không cần nướng hay phơi.
Để bảo quản bánh phục linh bạn cho vào hộp đậy nắp kín rồi để vào ngăn mát tủ lạnh. Còn nếu muốn để lâu hơn bạn có thể cho vào ngăn đông.
Nếu gia đình bạn không có tủ lạnh thì cũng cho bánh vào hộp hoặc túi nilon rồi buộc chặt lại, không để bánh trần trụi bên ngoài sẽ bị ẩm và hỏng bánh.
Vậy là, bạn đã hiểu rõ bánh phục linh có ý nghĩa gì chưa? Mong rằng, bài viết trên đã cung cấp đầy đủ kiến thức bạn đang cần. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Tham khảo ngay các dòng chảo chống dính cao cấp của Bếp Siêu Rẻ giúp làm món bánh phục linh thơm ngon lại dễ ăn này nhé.